Thiết kế nội thất văn phòng: Cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp

Tin tức

Tin tức

Thiết kế nội thất văn phòng: Cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp

Ngày đăng : 06/01/2020 - 1:01 PM

Đón đầu xu hướng

Theo các chuyên gia, thiết kế văn phòng thể hiện nhiều điều về văn hóa, con người của doanh nghiệp (thể hiện đến 50% văn hóa doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thiết kế nội thất của một văn phòng là một việc đầu tư có giá trị mang lại cho doanh nghiệp vô số lợi nhuận theo thời gian. Theo khảo sát, có tới 92% nhân viên văn phòng cho rằng hiệu quả và cảm hứng làm việc sẽ được cải thiện đáng kể nếu như không gian làm việc được thiết kế thân thiện, thoải mái, đẹp mắt. Vì vậy thiết kế nội thất "may đo" theo phong cách, chủ đích riêng của doanh nghiệp là một xu hướng ngày càng được ưa chuộng.

Theo thống kê, năm 2015, ngành công nghiệp sản xuất nội thất ở Việt Nam đạt 636 triệu euro, tăng 7.4% so với năm 2014. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất nội thất (sản lượng chiếm đến 2% tổng sản lượng toàn cầu). Ngành công nghiệp nội thất được dự báo tiếp tục phát triển bình quân 9.6% mỗi năm giai đoạn 2015-2020. Theo dự đoán, năm 2020 ngành công nghiệp sản xuất nội thất của Việt Nam ước tính đạt 1 tỉ euro. Để đạt được con số này, nội thất văn phòng là một yếu tố chiếm một phần rất quan trọng. Nhiều chuyên gia đã nhận định, dư địa cho ngành nội thất văn phòng ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo sẽ còn rất lớn.

Thiết kế nội thất văn phòng: Cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp - Ảnh 1.

Concept nội thất văn phòng đón Tết được thiết kế tối giản, tăng khả năng sáng tạo cho nhân viên (ảnh: Công ty CP Xuân Hoà Việt Nam)

Đột phá về công nghệ

Để cạnh tranh được với những thương hiệu quốc tế, chỉ một số ít doanh nghiệp với chiến lược kinh doanh bài bản, nhanh nhạy mới có thể trụ vững. Trong số này, tiêu biểu có thể kể đến Nội thất Xuân Hoà với chiến lược đẩy mạnh mảng tư vấn thiết kế nội thất theo yêu cầu và mạnh dạn đầu tư hệ thống công nghệ mới bài bản, chuyên nghiệp.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Lê Duy Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuân Hòa Việt Nam chia sẻ: "Nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá thành là yếu tố quan trọng hàng đầu - mà hai yếu tố này do máy móc, công nghệ mang lại. Bên cạnh đó, máy móc hiện đại có độ bền trên 15 năm, tiết kiệm nhiên liệu, nhân công, thậm chí giảm số hàng hỏng… Chính vì vậy, tôi cho rằng công nghệ là khoản đầu tư xứng đáng…"Nhắc đến thành công của Xuân Hòa là kể đến một doanh nghiệp nội, nhưng dám "chơi lớn", mỗi năm đầu tư tới 2-3 triệu USD cho công nghệ, máy móc thiết bị. Mới đây, công ty này đầu tư công nghệ Slimline của tập đoàn Biese (Italy) có giá 500.000 USD để nâng cao tính thẩm mỹ cho các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp; nhập khẩu máy móc từ các nước trong nhóm G7 như uốn gấp thép tự động Salvagnini P2Lean và P4Lean; đột, sấn, cắt thép mỏng Amada; hàn tự động Panasonic (Nhật Bản); sơn bột tĩnh điện (công nghệ sơn ô tô) từ Singapore…

Việc đầu tư vào công nghệ đã khiến Xuân Hòa không chỉ có một chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng doanh nghiệp thiết kế, nội thật mà còn vươn tầm khu vực. Trong hơn 20 năm qua, nhờ vào những bước đột phá về công nghệ, với năng lực sản xuất lớn, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, áp dụng hệ thống quản trị sản xuất 5S/TPS của Toyota vào vận hành sản xuất… nên có khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng. Xuân Hòa đã và đang là đối tác chiến lược, nhà cung cấp các sản phẩm ghế ngồi ôtô cho Toyota, hay các sản phẩm mạ chi tiết cho Công ty Honda. Hiện nay, Xuân Hòa cũng là đối tác tin cậy của các công ty nội thất quốc tế như Ikea, Habitat, Sankin. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã và đang tin tưởng lựa chọn Xuân Hòa là đối tác trong sản xuất các sản phẩm nội thất xuất khẩu sang thị trường quốc tế tại Mỹ, Pháp, Nhật Bản.

Đón đầu xu hướng

Theo các chuyên gia, thiết kế văn phòng thể hiện nhiều điều về văn hóa, con người của doanh nghiệp (thể hiện đến 50% văn hóa doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thiết kế nội thất của một văn phòng là một việc đầu tư có giá trị mang lại cho doanh nghiệp vô số lợi nhuận theo thời gian. Theo khảo sát, có tới 92% nhân viên văn phòng cho rằng hiệu quả và cảm hứng làm việc sẽ được cải thiện đáng kể nếu như không gian làm việc được thiết kế thân thiện, thoải mái, đẹp mắt. Vì vậy thiết kế nội thất "may đo" theo phong cách, chủ đích riêng của doanh nghiệp là một xu hướng ngày càng được ưa chuộng.

Theo thống kê, năm 2015, ngành công nghiệp sản xuất nội thất ở Việt Nam đạt 636 triệu euro, tăng 7.4% so với năm 2014. Năm 2017, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất nội thất (sản lượng chiếm đến 2% tổng sản lượng toàn cầu). Ngành công nghiệp nội thất được dự báo tiếp tục phát triển bình quân 9.6% mỗi năm giai đoạn 2015-2020. Theo dự đoán, năm 2020 ngành công nghiệp sản xuất nội thất của Việt Nam ước tính đạt 1 tỉ euro. Để đạt được con số này, nội thất văn phòng là một yếu tố chiếm một phần rất quan trọng. Nhiều chuyên gia đã nhận định, dư địa cho ngành nội thất văn phòng ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo sẽ còn rất lớn.

Thiết kế nội thất văn phòng: Cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp - Ảnh 1.

Concept nội thất văn phòng đón Tết được thiết kế tối giản, tăng khả năng sáng tạo cho nhân viên (ảnh: Công ty CP Xuân Hoà Việt Nam)

Đột phá về công nghệ

Để cạnh tranh được với những thương hiệu quốc tế, chỉ một số ít doanh nghiệp với chiến lược kinh doanh bài bản, nhanh nhạy mới có thể trụ vững. Trong số này, tiêu biểu có thể kể đến Nội thất Xuân Hoà với chiến lược đẩy mạnh mảng tư vấn thiết kế nội thất theo yêu cầu và mạnh dạn đầu tư hệ thống công nghệ mới bài bản, chuyên nghiệp.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Lê Duy Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuân Hòa Việt Nam chia sẻ: "Nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá thành là yếu tố quan trọng hàng đầu - mà hai yếu tố này do máy móc, công nghệ mang lại. Bên cạnh đó, máy móc hiện đại có độ bền trên 15 năm, tiết kiệm nhiên liệu, nhân công, thậm chí giảm số hàng hỏng… Chính vì vậy, tôi cho rằng công nghệ là khoản đầu tư xứng đáng…"Nhắc đến thành công của Xuân Hòa là kể đến một doanh nghiệp nội, nhưng dám "chơi lớn", mỗi năm đầu tư tới 2-3 triệu USD cho công nghệ, máy móc thiết bị. Mới đây, công ty này đầu tư công nghệ Slimline của tập đoàn Biese (Italy) có giá 500.000 USD để nâng cao tính thẩm mỹ cho các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp; nhập khẩu máy móc từ các nước trong nhóm G7 như uốn gấp thép tự động Salvagnini P2Lean và P4Lean; đột, sấn, cắt thép mỏng Amada; hàn tự động Panasonic (Nhật Bản); sơn bột tĩnh điện (công nghệ sơn ô tô) từ Singapore…

Việc đầu tư vào công nghệ đã khiến Xuân Hòa không chỉ có một chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng doanh nghiệp thiết kế, nội thật mà còn vươn tầm khu vực. Trong hơn 20 năm qua, nhờ vào những bước đột phá về công nghệ, với năng lực sản xuất lớn, đội ngũ nhân sự chất lượng cao, áp dụng hệ thống quản trị sản xuất 5S/TPS của Toyota vào vận hành sản xuất… nên có khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng. Xuân Hòa đã và đang là đối tác chiến lược, nhà cung cấp các sản phẩm ghế ngồi ôtô cho Toyota, hay các sản phẩm mạ chi tiết cho Công ty Honda. Hiện nay, Xuân Hòa cũng là đối tác tin cậy của các công ty nội thất quốc tế như Ikea, Habitat, Sankin. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã và đang tin tưởng lựa chọn Xuân Hòa là đối tác trong sản xuất các sản phẩm nội thất xuất khẩu sang thị trường quốc tế tại Mỹ, Pháp, Nhật Bản.

Thiết kế nội thất văn phòng: Cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp